Giá vàng phản ứng ra sao trước số liệu lạm phát kỷ lục 41 năm của Mỹ?
Dữ liệu CPI tháng 6 vượt ngoài dự đoán của Mỹ, tăng tới 9,1% đã lập tức làm thị trường tài chính chao đảo. Giá vàng sau khi giảm mạnh đã nhanh chóng quay đầu tăng.
Ngày 13/7 (tối qua giờ Việt Nam) báo cáo lạm phát của Mỹ được công bố với mức tăng cao nhất trong 41 năm, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng mạnh tới 9,1%. Con số này vượt xa dự báo trước đó là 8,5%.
Báo cáo này gây nên sự xáo trộn đáng kể trên thị trường tài chính. Điều củng cố hơn nữa lập trường diều hâu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cơ quan này được dự báo sẽ lãi suất lớn hơn nhiều so với dự đoán ngay trước đó.
Hôm qua, công cụ dự báo lãi suất của Fed, FedWatch của CME, cho thấy có 92,4% xác suất Cục Dự trữ Liên bang sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản và 7,6% xác suất Cục Dự trữ Liên bang sẽ tăng lãi suất thêm 100 điểm cơ bản tại cuộc họp FOMC tiếp theo vào ngày 26 và 27 tháng này. Tuy nhiên, đến hôm nay, công cụ này đã dự đoán rằng xác suất tăng lãi suất 75 điểm cơ bản trong tháng này giảm xuống chỉ còn 22%, trong khi tới 78% xác suất là họ sẽ tăng lãi suất hoàn toàn bằng 100 điểm cơ bản.
Giá vàng thế giới đã biến động mạnh sau thông tin về lạm phát Mỹ |
Điều này đã tạo ra sự biến động cực lớn đối với cả đồng đô la và vàng. Biểu hợp đồng vàng tương lai cho thấy, ngay sau khi báo cáo CPI được công bố, vàng đã giảm gần 20 USD mỗi ounce, xuống mức thấp nhất trong ngày 1.704,50 chỉ trong vòng 15 phút giao dịch đầu tiên.
Tuy nhiên sau đó kim loại quý này nhanh chóng hồi phục. Nó mất 2 tiếng rưỡi để đạt được mức cao nhất trong ngày là 1.744,3 USD/ounce và sau đó điều chỉnh nhẹ, về 1.735,6 USD/ounce lúc chốt phiên, tăng 9,6 USD trong phiên.
Sự biến động cực mạnh cũng được thấy trong chỉ số đô la Mỹ. Chỉ số US Dollar Index đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt khác mở cửa ở mức 108,03 và trong nửa giờ đầu giao dịch đã tăng vọt lên mức cao nhất của ngày là 108,415. Tuy nhiên, cũng trong vòng 2 tiếng rưỡi sau đó, nó được giao dịch xuống mức thấp nhất của ngày là 107,27 và chốt phiên tại gần 107,85.
Thị trường chứng khoán toàn cầu biến động trái chiều, tăng trong nửa đầu phiên nhưng sau đó giảm và chốt phiên với mức giảm nhẹ.
Trong khi đó, thị trường vàng trong nước nói chung và châu Á nói riêng không chịu nhiều sự xáo trộn như thị trường Mỹ và châu Âu. Sáng nay, giá vàng châu Á đang giảm hơn 6 USD tính đến 10h sáng theo giờ Việt Nam, giao dịch trên 1.739 USD/ounce.
Trong nước, giá vàng SJC sáng nay gần như không biến động, các doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn giữ mức giá 67,60 – 68,20 triệu đồng/lượng, tương đương phiên trước đó.