• :
  • :

Nỗ lực hồi sinh vùng dâu tằm lớn nhất Yên Bái

Sau bão số 3, vùng dâu tằm lớn nhất tỉnh Yên Bái trở thành những cánh đồng chết, cây cối tan hoang.

Nỗ lực hồi sinh vùng dâu tằm lớn nhất Yên Bái

Khung cảnh tan hoang tại vựa dâu lớn nhất tỉnh Yên Bái. Ảnh: Trần Bùi

Theo ghi nhận của Lao Động ngày 2.1, gần 4 tháng sau trận lũ lịch sử, vựa dâu tằm lớn nhất tỉnh Yên Bái vẫn trong cảnh tan hoang, tiêu điều.

Hàng loạt cây dâu khô héo, chết đứng, không còn khả năng phục hồi. Trên cánh đồng, người nông dân đang chặt bỏ những cành cây, dọn dẹp để chuẩn bị cải tạo đất cho vụ mới.

Chị Nguyễn Thị Mơ dậy từ 4h sáng chặt hết những cây khô héo. Ảnh: Trần Bùi

Chị Nguyễn Thị Mơ dậy từ 4h sáng chặt ngọn những cây khô héo. Ảnh: Trần Bùi

Chị Nguyễn Thị Mơ (40 tuổi, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên) cho biết, gia đình mất trắng gần 8 sào dâu, giờ phải bắt đầu lại từ đầu.

"Tết cổ truyền cần kề, khó khăn chồng chất nhưng không thể không làm tiếp để mưu sinh. Hiện nay lớp phù sa trên đất rất dày, chúng tôi đang cố gắng phục hồi sớm nhất để canh tác”, chị Mơ nói.

v

Trận lũ đi qua đã để lại những ha dâu chết úng, khô héo. Ảnh: Trần Bùi

Kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề trồng dâu nuôi tằm, ông Trần Văn Lực (42 tuổi, Việt Thành, Trấn Yên) chia sẻ, ngay sau khi nước lũ rút, đối với những diện tích dâu đang bị úng ngập, có khả năng hồi phục, gia đình đã tiến hành khơi rãnh giữa các luống để tăng cường thoát nước ngập, chặt ngọn, tỉa bỏ lá dính bùn đất để nuôi ngọn non.

"Không chỉ dâu tằm mà hơn 7 sào ao nuôi cá của gia đình cũng bị tràn vỡ, cá theo nước lũ ra sông hết. Hiện gia đình chỉ trông chờ vào lứa tằm mới, dự kiến đến tháng 2 cây dâu sẽ tiếp tục được thu hoạch", ông Lực bày tỏ.

Những lá dâu tằm chết héo. Ảnh: Trần Bùi

Những lá dâu tằm chết héo. Ảnh: Trần Bùi

Theo Chủ tịch UBND xã Việt Thành Nguyễn Thị Tuyết Nga, năm nay lũ về quá mạnh, người dân trong xã oằn mình chống chọi không xuể, tuyến đê ven sông Hồng đứt vỡ mấy đoạn, khiến cánh đồng dâu ngập chìm trong biển nước mênh mông.

"Gần 220 ha dâu của xã bị ngập úng, 40 ha lúa và hơn 60 ha rau màu cũng chung số phận. Nhiều hộ dân vừa thu hoạch kén nhưng mắc nước lũ không bán được nên kén già hóa bướm phải bỏ đi. Hàng trăm hộ dân đang nuôi tằm ăn rỗi cũng phải đổ bỏ do dâu ngập úng, cạn kiệt nguồn thức ăn", Chủ tịch UBND xã Việt Thành thông tin.

Cánh đồng dâu tằm chết héo tại xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Cánh đồng dâu tằm chết héo tại xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Hàng nghìn cây khô được bà con chặt bỏ.

Hàng nghìn cây khô được bà con chặt bỏ.

Cây khô nằm la liệt

Cây khô nằm la liệt

Khung cảnh tan hoang tại vựa dâu lớn nhất Yên Bái.

Khung cảnh tan hoang tại vựa dâu lớn nhất Yên Bái.

Trấn Yên là vùng nguyên liệu dâu tằm lớn nhất tỉnh Yên Bái, với gần 1.000 ha, mỗi năm thu về giá trị trên 300 tỉ đồng cho người dân nơi đây. Đời sống của bà con nông dân tập trung chủ yếu vào nghề trồng dâu, nuôi tằm, cung cấp kén tằm cho nhà máy tơ tằm Yên Bái.

Sau cơn bão số 3, gần như toàn bộ vùng trồng dâu của huyện đã bị úng ngập, trong đó gần 700 ha bị ảnh hưởng nặng, tập trung tại các xã có diện tích lớn nằm ven sông Hồng như Việt Thành, Y Can, Đào Thịnh, Báo Đáp…

Lượt xem: 4
Nguồn:laodong.vn Sao chép liên kết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...