• :
  • :

Những “chiếc phao xanh” mùa bão lũ

"Nơi nào khó, có thanh niên" - khẩu hiệu ấy dường như luôn đúng trong những trường hợp khó khăn, cấp bách. Mùa bão lũ, ở những nơi bị ảnh hưởng, thiệt hại do lũ, màu áo xanh thanh niên tình nguyện giúp dân vượt qua mưa bão, khắc phục hậu quả mưa lũ nhiều năm qua đã trở thành hoạt động được đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia. Giữa bão lũ, đoàn viên thanh niên trở thành những “chiếc phao xanh” đồng hành cùng người dân vượt lũ.

Thương lắm… miền Trung

Trung bình nhiều năm, nước ta có khoảng từ 12 - 14 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, ảnh hưởng trực tiếp khoảng từ 5 - 7 cơn. Mặc dù đã có nhiều cảnh báo và sự chủ động chuẩn bị, song mỗi cơn bão đều ít để lại hậu quả, ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong khu vực.

Ѕo với hai miền Nam và Bắc, thì do vị trí địa lý và nhiều nguyên nhân khiến miền Ƭrung phải hứng chịu nhiều cơn bão lũ. Người dân miền Ƭrung đã quen thuộc với cảnh “Tháng Bảy nước nhảy lên bờ” vì “Trời hành cơn lụt mỗi năm”. Thực tế, việc mưa lũ lớn liên tiếp xảy ra trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày khiến thiệt hại do mưa lũ ở miền Trung trở nên nặng nề.

Việt Nam đến nay đã ghi nhận 9 cơn bão mạnh nhất lịch sử: Bão số 10 (bão quốc tế Doksuri 2017). Bão đổ bộ vào khu vực giáp ranh Hà Tĩnh – Quảng Bình với sức gió mạnh cấp 12 (135 km/h) giật cấp 14 – 15. Tổng thiệt hại ước tính hơn 11.000 tỷ đồng.

Cơn bão số 12 (bão nhiệt đới Damrey) đổ bộ vào Khánh Hoà và nhiều tỉnh khu vực Nam Trung Bộ gây thiệt hại trên 400.000 tỷ đồng và nhiều người chết, bị thương.

Quái bão Mirinnae năm 2016 gây ảnh hưởng trực tiếp từ nam Quảng Ninh đến bắc Thanh Hoá với quy luật khác thường gây thiệt hại cả người và tài sản.

Bão Nari năm 2013 đi vào miền Trung và đổ bộ trực tiếp vào Hội An (Quảng Nam); Siêu bão Hải Yến là một trong những cơn bão mạnh nhất năm 2013 và là 1 trong 4 siêu bão mạnh nhất lịch sử.

Cơn bão thần tốc Sơn Tinh năm 2012 gây thiệt hại trên 7.500 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc.

Bão Chanchu 2006 là cơn bão đau thương nhất khi phá huỷ một phần từ Bình Thuận đến Cà Mau, khiến khoảng 3.000 người chết và mất tích.

Bão Xangsane năm 2006 đổ bộ vào Việt Nam đã khiến hơn 500 người chết, bị thương, thiệt hại hơn 10.000 tỷ đồng.

Đường đi của siêu bão Noru 2022 (ảnh IT)

Đường đi của siêu bão Noru 2022 (ảnh IT)

Gần đây nhất là siêu bão Noru (bão số 4 năm 2022), là một siêu bão được hình thành từ một vùng áp thấp ngoài khơi Philippines. Lúc 4h sáng 27/9, bão Noru hoạt động trên vùng biển phía đông nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất cấp 14, giật cấp 16, tăng một cấp so với 8 giờ trước. Đây là cơn bão được đánh giá là mạnh nhất trong vòng 20 năm qua kể từ cơn bão Xangsane năm 2006 đổ bộ trực tiếp vào thành phố Đà Nẵng.

Đối với cơn bão này, hàng trăm chuyến bay đã bị hủy bỏ. Hàng trăm nghìn người đã được sơ tán trên khắp các tỉnh. Nhiều người chết và bị thương, nhiều nhà bị tốc mái, ngập, nhiều công trình cầu, cống… bị hỏng. Hàng trăm nghìn con gia súc, gia cầm bị chết hoặc bị lũ cuốn trôi. Các tỉnh bị thiệt hại nặng nề là Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Quảng Nam…

Trước thảm hoạ do thiên nhiên gây ra, không chỉ các cấp, bộ, ngành từ trung ương đến địa phương, mà các bạn đoàn viên, thanh niên trên cả nước đã có những hành động thiết thực để giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, giảm bớt thiệt hại, sớm ổn định cuộc sống.

Tuổi trẻ hướng về người dân vùng lũ

Để giúp người dân khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão lũ lụt để lại, hằng năm, cả hệ thống chính trị các cấp, người dân, trong đó là sự đóng góp không nhỏ của đoàn viên thanh niên ở khắp nơi trên cả nước cùng hướng về người dân vùng lũ.

Nhiều hành động dường như ngay lập tức được thực hiện để đảm bảo hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản như: Di dời người dân đến nơi tránh trú an toàn; Không cho tàu thuyền ra khơi; đóng cửa sân bay miền Trung, Tây Nguyên; kiểm tra đê kè; Thu hoạch lúa mùa… Tất cả đều có bóng dáng màu áo xanh tình nguyện.

Gần đây nhất, cơn bão số 4 năm 2022 đã gây nhiều thiệt hại về người và tài sản cho người dân miền Trung. Cùng với cả nước, thanh niên khắp mọi miền đã hướng về miền Trung ruột thịt bằng sự giúp đỡ trực tiếp, gián tiếp.

Màu áo xanh tình nguyện dọn dẹp vệ sinh bãi biển Đà Nẵng

Màu áo xanh tình nguyện dọn dẹp vệ sinh bãi biển Đà Nẵng; Ảnh: Hoài An

Hàng ngàn tình nguyện viên là đoàn viên thanh niên, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và người dân ở TP Đà Nẵng đồng loạt ra quân ra quân dọn dẹp vệ sinh, làm sạch bãi biển. Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng phong trào “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, “Ngày Chủ nhật xanh", góp phần làm sạch môi trường biển sau cơn bão số 4.

Tại Đà Nẵng, ngay khi cơ bão đi qua, các đoàn viên, thanh niên đã nhanh chóng có mặt cùng lực lượng dân quân, công an, bộ đội TP Đà Nẵng ra quân hỗ trợ người dân dọn dẹp nhà cửa, cây xanh ngã đổ, vệ sinh môi trường, cảnh quan giúp người dân sớm ổn định lại đời sống.

Đồng thời, các đoàn viên, thanh niên tuổi trẻ Đà Nẵng cũng đã nhanh chóng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão số 4 như: thu dọn đồ đạc, tháo dỡ mái nhà bị hư hỏng, dọn vệ sinh nhà cửa… Trong đó, các bạn trẻ sẽ ưu tiên giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình neo đơn, các đối tượng yếu thế, hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn…

Sau khi bão đi qua, các đoàn viên, thanh niên tiếp tục phối hợp với các lực lượng bộ đội, công an… đồng loạt ra quân giúp dân sửa chữa lại nhà cửa, trụ sở thôn, trường học, thu dọn cây ngã đổ tại các tuyến đường, hỗ trợ thông thoáng các tuyến giao thông quan trọng. Trước khi bão đổ bộ, đoàn viên thanh niên cũng đã tham gia hỗ trợ, giúp đỡ người dân chằng chống nhà cửa, sơ tán.

Ở một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất của cơn bão số 4 vừa qua, gần 700 đoàn viên thanh niên trên toàn huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã tích cực tham gia hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau mưa bão.

Thanh niên Tân Kỳ giúp người dân khắc phục hậu quả sau bão số 4

Thanh niên Tân Kỳ (Nghệ An) giúp người dân khắc phục hậu quả sau bão số 4; Ảnh: Hoài An

22 đội hình tình nguyện nhanh chóng đi vào hoạt động, tổ chức thăm hỏi, tặng 130 suất quà gồm nước uống, nhu yếu phẩm; đồng loạt ra quân giúp dân sửa chữa lại 150 nhà cửa, trụ sở, trường học, thu dọn cây ngã đổ tại các tuyến đường, hỗ trợ thông thoáng các tuyến giao thông quan trọng… Đối với các điểm còn ngập thì đội thanh niên xung kích cũng ra quân hỗ trợ người dân qua lại an toàn. Chi đoàn Trung tâm y tế cũng ra quân thau rửa, hướng dẫn bà con khử khuẩn nguồn nước và môi trường sống.

Trước đó, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện cũng đã nhanh chóng hỗ trợ các gia đình hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, hộ gia đình già cả, neo đơn kê gác đồ đạc, lúa, tủ, vật dụng; cắt tỉa cây xanh trước khi bão đến…

Do ảnh hưởng của cơn bão Noru tại Huế, nên 5 đợt tiếp nhận máu trong tuần đều bị hoãn, do đó nguồn máu điều trị hiện rất khó khăn, chỉ đáp ứng đủ cho 4 - 5 ngày. Trong tình trạng thiếu máu, tiểu cầu, trời lại đang mưa bão, các tình nguyện viên khác khó đến Trung tâm Huyết học Truyền máu - Bệnh viện Trung ương Huế để hiến.

Bác sĩ trẻ Bệnh viện Trung ương Huế tình nguyện hiến máu cứu người

Bác sĩ trẻ Bệnh viện Trung ương Huế tình nguyện hiến máu cứu người; Ảnh: Hoài An

Với tinh thần hết lòng vì người bệnh, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, 150 y, bác sĩ trẻ ở Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức hiến máu cứu người bệnh.

Chung tay với tuổi trẻ cả nước, Tuổi trẻ Thủ đô những năm qua cũng có nhiều hoạt động thiết thực để hướng về người dân vùng lũ. Hằng năm, Thành đoàn Hà Nội đều tổ chức chương trình hội thu ủng hộ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi các cơn bão lớn, gây thiệt hại nặng nề. Số tiền lên đến hàng tỷ đồng…

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thuỷ văn Quốc gia, mỗi năm nước ta còn phải gánh chịu rất nhiều trận bão lớn, nhỏ. Chính vì vậy, công tác phòng, chống lụt bão được xem là nhiệm vụ thường xuyên và luôn cấp bách. Trên cơ sở những việc đã làm, góp phần cùng người dân giảm bớt thiệt hại do bão lũ cũng như sớm ổn định cuộc sống, thời gian tới, các cấp bộ Đoàn sẽ tiếp tục đẩy mạnh các phong trào tình nguyện, bằng những việc làm thiết thực, cụ thể để giúp đỡ Nhân dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ. Đặc biệt, sẽ duy trì và phát triển các đội thanh niên xung kích ứng phó và khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra.

Lượt xem: 29
Tác giả: Hoa Thành
Nguồn:tuoitrethudo.com.vn Sao chép liên kết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...