• :
  • :

Hà Nội từng bước hiện thực hóa khát vọng đô thị thông minh

Một trong những mục tiêu chiến lược của Thủ đô Hà Nội là xây dựng, phát triển đô thị hiện đại, thông minh và bền vững. Với những kế hoạch và bước đi cụ thể, Hà Nội đang từng bước hiện thực hoá khát vọng này.

Những thách thức trong phát triển đô thị

Tính đến hết năm 2022, nước ta có 888 đô thị bao gồm hai đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 94 đô thị loại IV, 960 đô thị loại V, ước tính đóng góp tới 70% GDP của cả nước và ngày càng trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội.

Hệ thống đô thị đã có những thay đổi lớn, cả về số lượng và chất lượng, không gian đô thị được mở rộng, kiến trúc cảnh quan đô thị phát triển theo hướng hiện đại, có bản sắc riêng, hạ tầng kinh tế xã hội được cải thiện, chất lượng sống của công dân đô thị từng bước được nâng cao.

Tính đến hết năm 2022, nước ta có 888 đô thị bao gồm hai đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 94 đô thị loại IV, 960 đô thị loại V, ước tính đóng góp tới 70% GDP của cả nước và ngày càng trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội.

Hệ thống đô thị đã có những thay đổi lớn, cả về số lượng và chất lượng, không gian đô thị được mở rộng, kiến trúc cảnh quan đô thị phát triển theo hướng hiện đại, có bản sắc riêng, hạ tầng kinh tế xã hội được cải thiện, chất lượng sống của công dân đô thị từng bước được nâng cao.

Hiện đại hoá hệ thống giao thông đô thị

Hà Nội hiện đang thực hiện một số nhóm nhiệm vụ chủ yếu, nhằm tháo gỡ những nút thắt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đô thị. Trong đó, tập trung nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững. Quy hoạch song hành với định hình mô hình phát triển đô thị bền vững, gắn với nguồn lực thực hiện và công tác đầu tư hạ tầng đô thị đồng bộ. Cùng với đó, chú trọng hơn đến công tác đầu tư phát triển, cải thiện và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng đô thị, đặc biệt là hệ thống giao thông đô thị, theo các tiêu chí xây dựng mô hình đô thị xanh, thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu.

Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, đến năm 2030, một trong những mục tiêu cơ bản nhất mà thành phố phấn đấu đạt được là hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch xây dựng và quy hoạch giao thông vận tải đã đề ra của Thủ đô. Đây được xem là một nhiệm vụ căn bản nhằm nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng đô thị Thủ đô, giúp giảm thiểu thời gian di chuyển, tăng tỷ lệ vận tải hành khách công cộng, cải thiện mức độ an toàn vận chuyển và sự thoải mái cho người dân, kể cả đối với nhóm hành khách bị hạn chế về khả năng di chuyển.

Ngoài ra, Hà Nội cũng hướng đến áp dụng các công nghệ mới thân thiện với môi trường trong hệ thống giao thông vận tải của thành phố và vùng Thủ đô, bao gồm việc tăng cường sử dụng xe điện, phát triển cơ sở hạ tầng về trạm sạc điện, cũng như đưa vào hoạt động các phương tiện vận tải không người lái trong tương lai.

“Hà Nội đang nỗ lực hình thành mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông, các đường vành đai và đường xuyên tâm bao gồm việc xây dựng mới và cải tạo hệ thống giao thông khu vực hiện có. Đồng thời, xây dựng các trung tâm điều hành tập trung (NOCC) và hệ thống giao thông thông minh (ITS). Những giải pháp này sẽ giúp loại bỏ ‘các nút thắt cổ chai’ trên mạng lưới đường bộ nơi thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông, qua đó đáp ứng được các tiêu chuẩn của chương trình quốc tế Vision Zero về cải thiện an toàn giao thông”, ông Đỗ Việt Hải, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, cho biết.

Theo ông Đỗ Việt Hải, hệ thống giao thông chính là công cụ phản ánh sự phát triển của hệ thống hạ tầng đô thị. Một hệ thống giao thông hiện đại, thông minh không chỉ góp phần giảm tỷ lệ ùn tắc, tai nạn giao thông, tỷ lệ đường giao thông đô thị bị quá tải, mà còn tạo bước đệm trong việc cải thiện mức độ tiện nghi của môi trường đô thị, cũng như mức độ ô nhiễm không khí tại Thủ đô Hà Nội.

Tái thiết không gian đô thị

Với mục tiêu trở thành một đô thị tiêu biểu về các khía cạnh bền vững, Hà Nội đang phấn đấu không ngừng trong việc bảo đảm kết hợp đồng bộ, hài hoà giữa cải tạo, tái thiết không gian đô thị với phát triển các đô thị mới, thích ứng biến đổi khí hậu, giữ gìn và phát huy được các giá trị văn hoá đặc trưng nhằm hướng đến kiến trúc đô thị hiện đại giàu bản sắc.

“Xây dựng các giải pháp có tính tổng thể, bền vững, đảm bảo hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, bảo tồn và phát triển, hiệu quả kinh tế và môi trường, hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa là nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn hiện nay để Hà Nội trở thành một đô thị ngày càng đáng sống hơn”, TS Dương Đức Tuấn, Phó Chủ Tịch UBND TP Hà Nội, nhấn mạnh.

Đơn cử như tại quận Hoàn Kiếm, với mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc cảnh quan trên địa bàn quận, một số phương án cải tạo, chỉnh trang không gian kiến trúc xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, Vườn hoa Diên Hồng, bao gồm hệ thống chiếu sáng, các trang thiết bị đô thị...đã được hoàn thiện. Những dự án như vậy đã góp phần hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật đô thị, đem lại một diện mạo mới cho quận Hoàn Kiếm với lối thiết kế mang tính đương đại, đảm bảo gìn giữ và phát huy được các giá trị di sản, nhưng vẫn đáp ứng được những nhu cầu hiện tại của người dân Thủ đô.

Bên cạnh những nguồn lực truyền thống, Hà Nội xác định việc cải tạo, chỉnh trang, tái thiết không gian đô thị cần thực hiện một cách hiệu quả dựa trên nguồn lực đổi mới sáng tạo, qua đó thúc đẩy sự phát triển bền vững hơn. “Quy hoạch không gian đô thị cần có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ, hiện đại, lấy con người, chất lượng cuộc sống làm trung tâm, văn hoá và văn minh đô thị làm nền tảng cho sự phát triển”, TS Trần Quốc Thái, Cục trưởng Cục phát triển đô thị, Bộ Xây dựng nhận định.

Hải Đăng
Lượt xem: 7
Tác giả: Hải Đăng
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...