• :
  • :

Mách bạn cách giảm axit uric bằng loại quả nên ăn trong bữa sáng

Táo là loại trái cây giàu chất xơ và chất chống oxy hóa đã chứng minh là có lợi trong việc giảm axit uric, nhất là khi dùng trong bữa ăn sáng.

Mách bạn cách giảm axit uric bằng loại quả nên ăn trong bữa sáng

Táo, nhất là táo xanh, chứa vitamin C, giúp tăng khả năng bài tiết axit uric qua thận. Ảnh: Kiều Vũ

Axit uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin trong cơ thể. Khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao, nguy cơ mắc bệnh gút và sỏi thận cũng tăng theo.

Một trong những phương pháp kiểm soát nồng độ axit uric là thông qua chế độ ăn uống, đặc biệt là bữa sáng.

Nghiên cứu cho thấy táo chứa nhiều pectin – một loại chất xơ hòa tan giúp loại bỏ axit uric ra khỏi máu qua đường tiêu hóa. Táo cũng có chỉ số purin rất thấp, do đó không làm tăng sản xuất axit uric trong cơ thể.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chế độ ăn nhiều trái cây có hàm lượng vitamin C tự nhiên giúp giảm nồng độ axit uric. Táo, đặc biệt là táo xanh, chứa vitamin C, giúp tăng khả năng bài tiết axit uric qua thận. Bổ sung vitamin C sẽ làm giảm đáng kể nồng độ axit uric huyết thanh ở người bị bệnh gút.

Vào buổi sáng, ăn táo lúc bụng đói giúp tối ưu hóa khả năng hấp thụ chất chống oxy hóa như quercetin – một flavonoid có trong vỏ táo, được chứng minh có khả năng chống viêm và làm giảm stress oxy hóa liên quan đến tăng axit uric. Theo khuyến cáo thì nên ăn cả vỏ táo và ưu tiên táo hữu cơ để tránh dư lượng thuốc trừ sâu.

Ăn sáng bằng táo, đặc biệt là ăn một quả táo tươi vào buổi sáng khi bụng đói, là một thói quen đơn giản nhưng có hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm axit uric tự nhiên. Kết hợp táo với lối sống lành mạnh và hạn chế thực phẩm giàu purin sẽ góp phần ngăn ngừa gút và các biến chứng liên quan.

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...