• :
  • :

Đà Nẵng phát triển làng nghề nước mắm Nam Ô gắn với du lịch

Hội làng nghề nước mắm Nam Ô ở Đà Nẵng có 69 hội viên, trong đó có 3 hợp tác xã, với 10 cơ sở chế biến nước mắm có quy mô tương đối, 17 cơ sở đăng ký thương hiệu riêng.

Đà Nẵng phát triển làng nghề nước mắm Nam Ô gắn với du lịch

Làng nước mắm Nam Ô được hình thành trên 400 năm tại phường Hòa Hiệp Bắc, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Ảnh: Mai Hương

Giải quyết việc làm cho hơn 200 lao động

Làng nghề nước mắm Nam Ô hình thành trên 400 năm ở phường Hiệp Hòa, quận Liên Chiểu là một trong 7 Di sản văn hóa phi vật thể của Đà Nẵng được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây được xem là tài nguyên quý của mỗi vùng miền, nếu biết cách khai thác sẽ tạo sự hấp dẫn để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Sau 3 năm triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn làng nghề nước mắm Nam Ô gắn với phát triển du lịch TP Đà Nẵng”, đến nay, sản lượng nước mắm tiêu thụ hàng năm đạt từ 200 - 300 nghìn lít, và còn có một số sản phẩm khác như: Mắm ruốc, mắm ngắn ngày, cá khô các loại, bình quân đạt từ 25-30 tấn/năm, với tổng doanh thu trên 5 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho 220 lao động.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm nước mắm của làng nghề, Sở Khoa học và Công nghệ TP Đà Nẵng đã ký hợp đồng với Trung tâm Công nghệ sinh học thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thành phố “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm nước mắm Nam Ô” với tổng kinh phí trên 2 tỉ đồng. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề ngày càng phát triển, sản lượng hằng năm đều tăng...

Phát triển du lịch, nâng cao đời sống của bà con

Theo Phó Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu Trần Công Nguyên, để phát triển du lịch làng nghề, các ngành chức năng, địa phương đã quan tâm trùng tu và bảo tồn các Di tích lịch sử như đình Nam Ô, lăng Ông, dinh Âm linh, xây dựng các bài thuyết minh tại các điểm di tích; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của di tích, địa phương. Với việc hình thành chương trình du lịch cộng đồng gắn với đời sống văn hóa địa phương, qua các hoạt động du lịch, du khách được tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, góp phần nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa truyền thống của địa phương cũng như nâng cao đời sống của bà con làng nghề.

Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng Tán Văn Vương cho hay, để phát triển làng nghề, thu hút khách, UBND thành phố đã ban hành đề án Định hướng phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái là sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm tạo sự khác biệt...

Sở Du lịch cũng hỗ trợ tổ chức hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch, sản phẩm OCOP địa phương; đồng thời kết nối các doanh nghiệp du lịch, lữ hành xây dựng và khai thác các sản phẩm du lịch học đường, hoạt động trải nghiệm gắn với làng nghề nước mắm Nam Ô.

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...