• :
  • :

Cận cảnh 2 tuyến đường ở Hà Nội được đề xuất dành cho xe đạp

Hà Nội - Sở Giao thông Vận tải TP Hà Nội vừa đề xuất tổ chức hai tuyến đường dành cho xe đạp ở dọc sông Tô Lịch và quanh công viên Hòa Bình - đường Hoàng Minh Thảo.

Theo ghi nhận của Lao Động, hiện trạng tuyến đường dọc sông Tô Lịch, từ Ngã Tư Sở (quận Đống Đa) đi quận Cầu Giấy dài 2,3 km, rộng 4m.

Theo ghi nhận của Lao Động ngày 4.12, tuyến đường đi bộ bên sông Tô Lịch dài 4 km, rộng 4 m, có điểm đầu nối với đường Cầu Giấy, điểm cuối là Ngã Tư Sở (quận Đống Đa), tổng mức đầu tư lên tới 64 tỉ đồng do Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm hoạt động, tuyến đường đã dừng hoạt động để phục vụ thi công dự án cống gom Nhà máy nước thải Yên Xá.

Tuyến đường dọc sông Tô Lịch có khả năng kết nối với ga Láng của đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông và ga số 8 của metro Nhổn - ga Hà Nội tại khu vực Cầu Giấy. Ngoài ra, tuyến đường còn kết nối với các tuyến xe buýt trên đường Láng thông qua 6 trạm chờ.

Dự kiến tuyến đường đi bộ bên sông Tô Lịch sẽ được cải tạo thành làn đường dành cho xe đạp đi hai chiều rộng 3 m, 1 m còn lại dành cho người đi bộ.

Dự kiến đường đi bộ bên sông Tô Lịch sẽ được cải tạo thành làn đường dành cho xe đạp đi hai chiều rộng 3 m, 1 m còn lại dành cho người đi bộ.

Sau khi được cải tạo, tuyến đường đi bộ bên sông Tô Lịch được kỳ vọng sẽ giúp người đi xe đạp dễ dàng kết nối với vận tải hành khách công cộng, khi tuyến đường này đi qua ga Láng của đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông và ga số 8 của metro Nhổn - ga Hà Nội tại khu vực Cầu Giấy. Đồng thời, kết nối với các tuyến xe buýt trên đường Láng thông qua 6 trạm chờ.

Tuyến đường thứ 2 được thí điểm là vỉa hè quanh công viên Hòa Bình và đường Hoàng Minh Thảo (quận Bắc Từ Liêm).

Tuyến đường thứ 2 được thí điểm là trên vỉa hè quanh công viên Hòa Bình và đường Hoàng Minh Thảo (quận Bắc Từ Liêm).

Tuyến đường dành cho xe đạp khoảng 5,7 km, trong đó khu vực đi trên hè quanh công viên Hòa Bình 1,8 km, đi trên đường Hoàng Minh Thảo gần 4 km.

Tuyến đường dành cho xe đạp dài khoảng 5,7 km, trong đó khu vực đi trên vỉa hè quanh công viên Hòa Bình là 1,8 km, đi trên đường Hoàng Minh Thảo dài gần 4 km, dọc tuyến đường cũng có các trạm xe buýt để phục vụ hành khách đi xe đạp kết nối với vận tải hành khách công cộng.

Thường xuyên sử dụng xe đạp làm phương tiện di chuyển, anh Hoàng Văn Nam (26 tuổi, Xuân La, Tây Hồ) cho biết, đây là sáng kiến hay, ý nghĩa và rất thiết thực. “Hiện nay, Hà Nội chưa có tuyến đường nào dành riêng hoặc ưu tiên cho xe đạp, vậy nên những người dùng xe đạp làm phương tiện di chuyển như tôi thường phải đi chung làn với các phương tiện khác, khá nguy hiểm. Cảm ơn thành phố đã có nhiều sự quan tâm đến loại phương tiện sạch này“, anh Nam nói.

Thường xuyên sử dụng xe đạp làm phương tiện di chuyển, anh Hoàng Văn Nam (26 tuổi, Xuân La, Tây Hồ) cho biết: "Đây là sáng kiến hay, ý nghĩa và rất thiết thực. Hiện nay, Hà Nội chưa có tuyến đường nào dành riêng hoặc ưu tiên cho xe đạp, vậy nên tôi thường phải đi chung làn với các phương tiện khác, khá nguy hiểm. Cảm ơn thành phố đã có nhiều sự quan tâm đến loại phương tiện sạch này“, anh Nam nói.

Được biết, với tuyến đường dọc sông Tô Lịch, do hạ tầng hoàn thiện nên việc tổ chức tại đây chỉ kẻ các vạch kẻ sơn, lắp đặt biển báo.

Tuyến đường đi bộ bên sông Tô Lịch, hạ tầng gần như đã hoàn thiện.

Đối với tuyến đường Hoàng Minh Thảo tại khu vực công viên Hòa Bình, để tổ chức làn xe đạp Sở Giao thông Vận tải Hà Nội kiến nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo cho sửa chữa vỉa hè, tạo đường ưu tiên cho xe đi hai chiều rộng 3 m.

Đối với tuyến đường Hoàng Minh Thảo tại khu vực công viên Hòa Bình, để tổ chức làn xe đạp Sở Giao thông vận tải Hà Nội kiến nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo cho sửa chữa vỉa hè, tạo đường ưu tiên cho xe đi hai chiều rộng 3 m.

Tổng kinh phí để tổ chức thí điểm hai tuyến đường dành cho xe đạp trên gần 10 tỉ đồng, trích từ ngân sách nhà nước. Trong đó, tuyến đường dọc sông Tô Lịch là 970 triệu đồng, tuyến xung quanh công viên Hòa Bình và đường Hoàng Minh Thảo 8,8 tỉ đồng.

Tổng kinh phí để tổ chức thí điểm hai tuyến đường dành cho xe đạp này gần 10 tỉ đồng, trích từ ngân sách nhà nước. Trong đó, tuyến đường đi bộ bên sông Tô Lịch là 970 triệu đồng, tuyến xung quanh công viên Hòa Bình và đường Hoàng Minh Thảo 8,8 tỉ đồng.

Lượt xem: 9
Nguồn:laodong.vn Sao chép liên kết