• :
  • :

Axit uric cao có nên uống sữa hạt không?

Người có axit uric cao nên hạn chế uống sữa hạt để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Axit uric cao có nên uống sữa hạt không?

Người axit uric cao không nên sử dụng sữa hạt quá thường xuyên. Đồ họa: Thùy Dung

Axit uric cao nên hạn chế uống sữa hạt thường xuyên

Sữa hạt, hay sữa thực vật, là thức uống được làm từ một số loại hạt như hạt điều, hạt óc chó, macca, hạnh nhân, yến mạch, ngô, gạo lứt và một số loại hạt đậu... Phân biệt theo thành phần dinh dưỡng, sữa hạt được chia làm hai loại bao gồm sữa hạt giàu chất béo, đạm và sữa hạt ngũ cốc.

Bổ dưỡng không thua kém so với sữa động vật, sữa hạt có khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Trung bình trong 100ml sữa hạt chứa tới 15g chất đạm, 30g chất béo cùng nhiều khoáng chất, đáp ứng khoảng 30 - 40% nhu cầu thiết yếu của cơ thể mỗi ngày.

Đa phần các loại hạt được sử dụng để làm sữa đều chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho tim như: vitamin E, axit béo omega-3, chất xơ và chất béo không bão hòa. Chúng có thể giúp giảm cholesterol, tiêu viêm, cải thiện sức khỏe mạch máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.

Gutein và zeaxanthin là những hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong sữa hạt. Những chất chống oxy hóa này giúp thị lực khỏe mạnh, cũng như bảo vệ đôi mắt khỏi bị tổn thương do stress oxy hóa. Uống sữa hạt thường xuyên giúp duy trì làn da khỏe mạnh, kiểm soát đường huyết, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, người có nồng độ axit uric cao nên hạn chế sử dụng các loại sữa hạt trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nguyên nhân là do hầu hết các loại sữa hạt có thành phần giàu purin.

Vậy nên, việc tiêu thụ sữa hạt thường xuyên có thể làm gia tăng tình trạng bệnh, gây đau nhức, sưng tấy,... Khi uống, người bệnh nên thận trọng trong việc lựa chọn các thành phần có hàm lượng purin thấp để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các loại sữa an toàn với người axit uric cao

Dưới đây là một số loại sữa an toàn với sức khỏe của những người axit uric cao:

Sữa tươi ít béo

Sữa tươi và các chế phẩm từ sữa tươi ít béo có khả năng làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Loại sữa này có khả năng cung cấp protein và canxi cần thiết cho cơ thể mà không làm tăng lượng purin - nguyên nhân gây gout.

Các loại sữa chua, sữa tươi ít béo an toàn với người có axit uric cao. Đồ họa: Thùy Dung

Các loại sữa chua, sữa tươi ít béo an toàn với người có axit uric cao. Đồ họa: Thùy Dung

Sữa tách béo

Sữa tách béo không cản trở quá trình đào thải axit uric của cơ thể. Thói quen bổ sung sữa tách béo vào khẩu phần dinh dưỡng của người axit uric cao còn giúp cung cấp protein và canxi cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ quá trình trao đổi chất hiệu quả.

Sữa chua

Sữa chua là chế phẩm từ sữa, giàu dinh dưỡng và lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa và miễn dịch. Trong sữa chua chứa protein, canxi, vitamin D, vitamin K, phốt pho, magiê..., hỗ trợ quá trình chuyển hóa đường, đạm và loại bỏ axit uric dư thừa. Người bệnh nên ưu tiên lựa chọn sữa chua nguyên chất, ít béo kết hợp với trái cây mọng cho bữa sáng hoặc bữa ăn nhẹ.

Lượt xem: 5
Nguồn:laodong.vn Sao chép liên kết