• :
  • :

Theo dõi chặt chẽ sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19

Ghi nhận tại một số cơ sở điều trị cho thấy nhiều trường hợp bệnh nhân COVID-19 chuyển biến nặng đang điều trị đa phần đều có tiền sử bệnh nền và không tiêm vắc xin mũi 3 và 4.

Ca mắc mới tăng, bệnh nhân nhân nặng tăng

Bộ Y tế cho biết ngày 9/8 có 2.340 ca COVID-19, tăng hơn 600 ca so với ngày trước đó - đây là ngày có ca COVID-19 mới cao nhất trong gần 90 ngày qua. Trong ngày có hơn 9.500 bệnh nhân khỏi, gấp hơn 4 lần số mắc mới và tiếp tục không có F0 tử vong.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.351.563 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 114.460 ca nhiễm).

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh họa

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là : 9.991.865 ca; Trong số các bệnh nhân đang theo dõi, giám sát, điều trị có 103 ca thở ô xy là 103 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 88 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 4 ca; Thở máy không xâm lấn: 2 ca; Thở máy xâm lấn: 9 ca.

Số bệnh nhân nặng tăng cao liên tục trong vài ngày gần đây. Trung bình 2 ngày qua tăng khoảng 30 ca/ ngày. Từ 17h30 ngày 8/8 đến 17h30 ngày 9/8 không ghi nhận ca tử vong.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.094 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với Châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ Châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Bộ Y tế đã thông tin cập nhật về tình hình tiêm vắc xin COVID-19 ở nước ta. Theo đó, số mũi tiêm thực hiện trong ngày là 385.585 (tăng gấp gần 2,5 lần so với ngày trước đó) tại 48 tỉnh, thành phố, nâng tổng số vắc xin COVID-19 đã tiêm ở nước ta lên 249.288.604 liều.

Trong ngày có 343.546 mũi cho người từ 12 tuổi trở lên và 42.039 mũi cho trẻ 5 - dưới 12 tuổi. Về tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, sau gần 4 tháng triển khai, tính đến chiều cùng ngày tổng số mũi tiêm trên cả nước là: 12.915.064, trong đó mũi 1: 8.275.705 trẻ (đạt tỷ lệ 72,5%); tăng 0,5% so với ngày trước đó.

6 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp dưới 55% là: Hà Nội (54,1%); Hà Tĩnh (48,4%); Đà Nẵng (38,8%); Quảng Nam (42,6%); Bình Thuận (54,1%); TP Hồ Chí Minh (47,8%).

Mũi 2: 4.639.359 trẻ (đạt tỷ lệ 40,7%); tăng 0,6% so với ngày trước đó; 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp dưới 25%: Hà Nội (20,9%); Vĩnh Phúc (24,8%); Đà Nẵng (16,4%); Quảng Nam (13,5%); Khánh Hòa (19,0%); 3 tỉnh tiêm cao: Ninh Thuận (73,8%); Sóc Trăng (85,2%); Bạc Liêu (76,0%).

Đối với nhóm từ 18 tuổi trở lên: Tiêm mũi 3 là: Tổng số có 48.696.999 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 74,2%) tăng 0,1% so với ngày trước đó, trong ngày có 40 tỉnh triển khai với 45.553 người được tiêm:

Trong đó, 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm mũi 3 thấp: Quảng Nam (54,1%); Bình Định (55,8%); Khánh Hòa (54,7%); Đồng Nai (46,7%); Cần Thơ (53,3%); 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 3 cao: Bắc Giang (97,0%); Nghệ An (99,5%); Bến Tre (95,4%).

Tiêm mũi 4: Tổng số có 10.980.570 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 57,6%) tăng 0,6% so với ngày trước đó, trong ngày có 45 tỉnh triển khai với 159.533 người được tiêm.

Trong đó, 5 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 4 thấp: Vĩnh Phúc (38,2%); Nghệ An (26,5%); Quảng Trị (33,0%); Đà Nẵng (36,2%); Bạc Liêu (39,0%); 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 4 cao: Hà Nam (98,3%); Điện Biên (99,3%); Tiền Giang (97,6%).

Đối với nhóm từ 12-17 tuổi: Tiêm nhắc: 3.414.648 trẻ (39,4%) tăng 0,8%. Trong đó, 5 tỉnh tiêm mũi 3 thấp: Hà Tĩnh (19,2%); Đà Nẵng (13,6%); Phú Yên (9,9%); Bà Rịa- Vũng Tàu (12,1%); Đồng Nai (20,2%); 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 3 cao: Bắc Giang (81,0%); Sóc Trăng (77,6%); Trà Vinh (76,8%).

Biến thể BA.5 xâm nhập cộng đồng, người dân chú ý tiêm vắc xin mũi 3, 4 đúng lịch

Trong nước đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5, nhất là các tỉnh phía Nam các biến thể này đã bắt đầu chiếm ưu thế; tỷ lệ tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp.

Số ca mắc đang gia tăng trở lại và có xu hướng tiếp tục tăng có thể gây quá tải hệ thống y tế, nhất là trong bối cảnh nguy cơ xảy ra "dịch chồng dịch" do một số bệnh dịch lưu hành khác (cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng...) đang trong mùa cao điểm và khả năng xâm nhập của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi (đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính...).

Bộ Y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.

Ngoài ra, tiếp tục tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; chỉ đạo đẩy mạnh việc vận động, khuyến khích người dân tham gia tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch.

Các cơ sở khám chữa bệnh tiếp tục tổ chức tốt việc phân luồng, thu dung, cấp cứu, cách ly và điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt chú ý đối với nhóm nguy cơ cao, hạn chế thấp nhất các ca tử vong; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện; tăng cường chỉ đạo tuyến, hỗ trợ tuyến dưới.

Lượt xem: 106
Tác giả: Phương Thu