• :
  • :

Đồng bằng sông Cửu Long: Doanh nghiệp góp phần kiểm soát lạm phát

Hầu hết các doanh nghiệp FAST500 - TOP 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2022 đều cho rằng, triển vọng tăng trưởng trong năm 2022 là khá tích cực. Trong đó, có 83,3% doanh nghiệp đánh giá lạc quan về triển vọng tăng trưởng trong năm 2022 tại thị trường trong nước.

Theo bà Nguyễn Thị Út Lài - Giám đốc Trung tâm Ðiều hành bán lẻ Satra Cần Thơ, hầu hết các mặt hàng bán tại Satra vẫn giữ nguyên giá, không thay đổi so với trước Tết. Riêng đối với các mặt hàng thực phẩm tươi sống, đơn vị thu mua trực tiếp với hợp tác xã hoặc từ nhà vườn và đa phần tự vận chuyển đến các điểm phân phối, nên sẽ thuận lợi hơn trong việc giữ ổn định giá.

Ðại diện hệ thống siêu thị Co.opmart tại khu vực ĐBSCL cho hay, do chuẩn bị hàng hóa kinh doanh trong thời gian dài nên hầu hết giá hàng hóa tại hệ thống này tới nay vẫn ổn định. Hiện, siêu thị cũng đã nhận được một vài thông báo tăng giá hàng hóa từ các nhà cung ứng. Tuy nhiên, đơn vị sẽ nỗ lực đàm phán để có giá tốt nhất cho người tiêu dùng.

Đồng bằng sông Cửu Long: Doanh nghiệp góp phần kiểm soát lạm phát
Nguồn dự trữ hàng hóa dồi dào góp phần bình ổn giá

Theo ông Hà Vũ Sơn - Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ, các DN thuộc chuỗi cung ứng hiện đại trên địa bàn đều xây dựng kế hoạch chuẩn bị hàng hóa đến hết quý I/2022, đảm bảo đầy đủ lượng hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Việc thực hiện bình ổn giá hàng hóa được các đơn vị thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, để giữ ổn định giá hàng hóa như hiện nay, bên cạnh nguồn hàng đã được chuẩn bị từ trước, các đơn vị phải đàm phán với nhà cung cấp, chia sẻ bớt lãi…

Tại tỉnh Tiền Giang, ông Đặng Văn Tuấn - quyền Giám đốc Sở Công Thương - đánh giá, tỉnh dành nhiều chính sách hỗ trợ các DN, hợp tác xã tham gia Chương trình dự trữ và cung ứng hàng hóa phục vụ thị trường với mức cho vay ưu đãi giảm từ 1,5 - 2,5% so lãi suất thông thường trong thời gian 4 tháng kể từ ngày giải ngân. Đồng thời, hỗ trợ kinh phí treo băng rôn tuyên truyền, cổ động tại các điểm bán hàng bình ổn, các chương trình hàng Việt, chương trình "Hàng Việt về nông thôn"...

Trong bối cảnh nền kinh tế đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch Covid-19, đây là thách thức không nhỏ đối với DN. Một số yếu tố sẽ gây áp lực lên mặt bằng giá trong tháng 3 và các tháng còn lại năm 2022. Giá nhiều mặt hàng nguyên liệu, vật tư chiến xu hướng tăng giá trên thế giới và nhu cầu đầu tư, tiêu dùng trong nước khi kinh tế phục hồi. Ðây là yếu tố quan trọng cần tính đến trong các kịch bản điều hành giá cho năm 2022 của Chính phủ, các địa phương và giải pháp của từng DN để đảm bảo giữ vững bình ổn giá trong điều kiện có thể.

Thực tế thời gian qua, ngành Công Thương các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL tiếp tục chủ động tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và lưu thông phân phối hàng hóa, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của người dân. Các chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế hiện nay cũng góp phần làm giảm áp lực lên mặt bằng giá. Các chính sách về miễn, giảm thuế, lệ phí sẽ góp phần quan trọng bình ổn giá, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu. Đồng thời, nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trên thị trường được dự trữ dồi dào sẽ góp phần kìm đà tăng giá.

Ngọc Thảo
Lượt xem: 222
Tác giả: Mai Phương Thảo