• :
  • :

Tranh cãi về giới tính tại Olympic 2024

Imane Khelif là 1 trong 2 vận động viên thi đấu boxing nữ tại Olympic 2024 dù bị loại khỏi giải vô địch thế giới năm ngoái vì tiêu chí về giới tính.

Tranh cãi về giới tính tại Olympic 2024

Imane Khelif (đỏ) với những cú đấm khiến đối thủ phải bỏ cuộc. Ảnh: Olympic 2024

Trong ngày thi đấu 1.8 tại Olympic 2024, sự việc gây tranh cãi đã xảy ra ở môn boxing. Tay đấm người Italy, Angela Carini, quyết định bỏ cuộc chỉ 46 giây sau khi trận đấu với Imane Khelif bắt đầu.

Sau một số đòn tấn công, cô nói rằng, mũi của mình có thể đã bị gãy bởi những cú đấm mạnh mẽ từ đối thủ người Algeria.

Những cú đấm có vẻ dữ dội như cuộc tranh cãi kéo theo sau đó. Rất nhiều người đặt dấu hỏi tại sao Khelif lại được phép thi đấu, với những lo ngại trước đây về lợi thế testosterone của võ sĩ này.

Marissa Williamson, người Australia gần đây đã đấu với Khelif và nói về vấn đề tế nhị này: "Hãy giữ sự công bằng. Không công bằng khi nhắm vào một cá nhân, không công bằng khi đặt những người khác vào tình thế nguy hiểm. Vì vậy, các cuộc thảo luận cần phải được tổ chức ở cấp độ cao nhất".

Chỉ mới năm ngoái, Khelif đã bị loại khỏi giải vô địch thế giới vì không đáp ứng được các yêu cầu về giới tính.

Nhưng cuộc chiến này đã thổi bùng lên một cuộc tranh luận - những bước đi tách biệt khỏi sự bất hòa trong thể thao về việc bao gồm người chuyển giới - về quyền của một vận động viên được thi đấu. Liệu lợi thế về sức mạnh, với những nguy hiểm tiềm ẩn, có lớn hơn mong muốn được bao hàm và không phân biệt đối xử không?

Khelif, người chỉ muốn chiến đấu, đã có những nỗ lực an ủi, động viên hoặc trấn an nhưng bị đối thủ từ chối.

Trong nhiều ngày, bản thân việc sắp xếp trận đấu mở màn hạng cân 66kg nữ này đã bị đặt câu hỏi. Nó cũng liên quan tới một cuộc tranh chấp kéo dài giữa Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) và Hiệp hội Quyền anh quốc tế (IBA).

IBA điều hành các giải vô địch thế giới và tuyên bố Khelif không đủ điều kiện. IOC thì gọi đó là "quyết định đột ngột và tùy tiện… mà không có bất kỳ quy trình hợp lệ nào" đối với Khelif và võ sĩ người Đài Loan (Trung Quốc), Lin Yu‑ting.

Angela Carini (xanh) chấp nhận bỏ cuộc để “bảo vệ tính mạng” như cô chia sẻ. Ảnh: Olympic 2024

Angela Carini (xanh) chấp nhận bỏ cuộc để “bảo vệ tính mạng” như cô chia sẻ. Ảnh: Olympic 2024

Với một số vấn đề bên lề của IBA, IOC là tổ chức nắm quyền kiểm soát môn boxing tại Thế vận hội. Dĩ nhiên, IOC sẽ phải đối mặt với những câu hỏi hiện tại và nó có thể khiến Khelif bị kỳ thị.

Người phát ngôn của IOC, Mark Adams, cố gắng dập tắt mọi sự không chắc chắn bằng cách nhấn mạnh: "Họ là phụ nữ trong hộ chiếu của họ và tuyên bố trong trường hợp này rằng họ là phụ nữ".

IOC muốn các quy tắc dựa trên bằng chứng khoa học. Mặc dù một vận động viên là nữ khi sinh ra nhưng được coi là nam giới về mặt sinh học có thể khiến các đối thủ gặp nguy hiểm nhờ các lợi thế về thể chất.

"Testosterone không phải là một xét nghiệm hoàn hảo", ông Adams cho biết, "Nhiều phụ nữ có thể có testosterone ở mức được gọi là 'mức nam giới' và vẫn là phụ nữ, vẫn thi đấu như phụ nữ. Với cách này, ý tưởng rằng đột nhiên bạn chỉ cần làm một xét nghiệm testosterone và mọi thứ sẽ ổn thỏa - tôi e là không phải vậy".

World Athletics từng trải qua khó khăn với những vận động viên có sự khác biệt về phát triển giới tính (DSD) - đáng chú ý là Caster Semenya 2 lần vô địch Olympic 800m. Để trở lại thi đấu trong cuộc thi đó, cô phải trải qua liệu pháp ức chế hormone trong 6 tháng.

Về vụ việc ở môn boxing, Chủ tịch World Athletics, Sebastian Coe, nói: "Nếu bạn có chính sách rõ ràng, thì dù quyết định đó có khó khăn đến đâu, bạn vẫn có cơ sở để giải quyết. Nếu không, thì đó là một thách thức".

Điều này đưa chúng ta trở lại với câu hỏi quyền công bằng của ai được ưu tiên hơn. Có công bằng không khi sợ bị một người mạnh hơn nhiều trong một môn thể thao chiến đấu gây nguy hiểm? Có công bằng không khi loại một người phụ nữ khi sinh ra chưa từng trải qua liệu pháp điều trị nào để điều chỉnh mức testosterone nhằm giành được lợi thế cạnh tranh?

Olympic 2024 chứng kiến sự cân bằng về số vận động viên nam và nữ, nhưng điều đó không có nghĩa là không có tranh cãi, khi mỗi bên đều có quan điểm của mình.

Lượt xem: 8
Nguồn:laodong.vn Sao chép liên kết