• :
  • :

Cao tốc Bến Lức - Long Thành sau 9 năm thi công vẫn còn dang dở

Cao tốc Bến Lức - Long Thành khởi công năm 2014, dự kiến đưa vào sử dụng sau 5 năm, nhưng đến nay vẫn còn dang dở, chưa thể kết nối liền mạch.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành dài hơn 57 km, vốn đầu tư hơn 31.000 tỷ đồng, khởi công tháng 7/2014, sau khi hoàn thành được kỳ vọng giúp kết nối khu vực Đông Nam Bộ và miền Tây. Cao tốc lớn nhất miền Nam dự kiến hoàn thành năm 2019, song ba năm qua phải dừng thi công do khó khăn về nguồn vốn, chính sách. Nhà đầu tư sau đó xin lùi thời gian hoàn thành dự án đến năm 2023 và mới đây nhất là quý 3/2025.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành dài hơn 57 km chạy qua Long An, TPHCM, Đồng Nai với vốn đầu tư sau điều chỉnh là hơn 30.000 tỉ đồng. Điểm đầu ở nút giao cao tốc TPHCM - Trung Lương và Vành đai 3 TPHCM (xã Mỹ Yên, Bến Lức, Long An). Sau 9 năm xây dựng, hình hài nút giao dần được hiện rõ nhưng vẫn còn dở dang, hiện không có hoạt động thi công.

Cách đó khoảng 5 km, nút giao với quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh, TP HCM) được thiết kế gồm cầu vượt, vòng xoay. Hiện, đường cao tốc đã hình thành nhưng đường kết nối qua đây chưa xong, không khác nhiều so với 4 năm trước.

Cách đó khoảng 5 km, nút giao với Quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh, TPHCM) được thiết kế gồm cầu vượt, vòng xoay. Hiện, đường cao tốc đã hình thành nhưng đường kết nối qua đây chưa xong.

Cách đó khoảng 5 km, nút giao với quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh, TP HCM) được thiết kế gồm cầu vượt, vòng xoay. Hiện, đường cao tốc đã hình thành nhưng đường kết nối qua đây chưa xong, không khác nhiều so với 4 năm trước.

Phần lớn đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành đi qua huyện Bình Chánh đã trải nhựa, một số đoạn kẻ vạch đường, hệ thống chiếu sáng cũng đã được lắp đặt. Toàn tuyến được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, với 4 làn xe và hai làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100 km/h.

Phần lớn đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành đi qua huyện Bình Chánh đã trải nhựa, lắp dải phân cách, lan can, một số đoạn kẻ vạch đường... Người dân trong vùng có thể chạy xe vào để đi tắt ra quốc lộ 1A. Toàn tuyến được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, với 4 làn xe và hai làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100 km/h.

Tấm lưới chống lóa trên dải phân cách đoạn qua huyện Bình Chánh đã được lắp đặt. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều đoạn lưới đã bị mất cắp.

Các đường gom, đường dẫn, đường song hành, hầm chui qua khu dân cư tại TP HCM và Long An chưa hoàn thiện, rêu mốc bám đen, bị vẽ bậy xung quanh.

Hầm chui qua khu dân cư TPHCM và Long An vẫn chưa hoàn thiện.

Một đoạn cao tốc khác thuộc huyện Bình Chánh vẫn nguyên hiện trạng như 4 năm trước, chưa làm xong mặt đường. Đến nay, tại các gói thầu nhánh phía tây (đoạn TP HCM – Long An) còn vướng một hộ ở huyện Bình Chánh chưa giải tỏa mặt bằng.

Một đoạn cao tốc khác thuộc huyện Bình Chánh vẫn dở dang, chưa làm xong mặt đường.

Toàn tuyến có sáu nút giao cắt và lối thoát. Một số điểm giao cắt giữa cao tốc với các tuyến đường ở TPHCM như Quốc lộ 50, đường Nguyễn Văn Tạo, hương lộ 1... vẫn còn nhiều đoạn bị đứt quãng, chưa thể đấu nối với nhau.

Toàn tuyến có sáu nút giao cắt và lối thoát. Một số điểm giao cắt giữa cao tốc với các tuyến đường ở TPHCM như Quốc lộ 50, đường Nguyễn Văn Tạo, hương lộ 1... vẫn còn nhiều đoạn bị đứt quãng, chưa thể đấu nối với nhau.

Do điều kiện địa chất, thủy văn phức tạp, dự án phải xây dựng hơn 20 km cầu và cầu cạn. Trong đó có hai cầu lớn xây dựng theo kiểu dây văng là cầu Bình Khánh và Phước Khánh.

Do điều kiện địa chất, thủy văn phức tạp, dự án phải xây dựng hơn 20 km cầu và cầu cạn. Trong đó có hai cầu lớn xây dựng theo kiểu dây văng hai mặt phẳng là cầu Bình Khánh và Phước Khánh.

Cầu Bình Khánh (thuộc gói thầu J1) được thiết kế theo kiểu dây văng hai mặt phẳng, khởi công tháng 8.2015 với tổng vốn đầu tư hơn 2.800 tỉ đồng. Cầu bắc qua sông Soài Rạp, nối huyện Nhà Bè và Cần Giờ của TPHCM. Cầu đạt khoảng 70% tiến độ thì ngưng thi công từ 12.2018 do vướng mắc nguồn vốn. Hồi tháng 7.2023, cầu này tái thi công trở lại sau 4 năm ngưng trệ.

Cầu Bình Khánh (thuộc gói thầu J1) khởi công tháng 8.2015 với tổng vốn đầu tư hơn 2.800 tỉ đồng. Cầu bắc qua sông Soài Rạp, nối huyện Nhà Bè và Cần Giờ của TPHCM. Cầu đạt khoảng 70% tiến độ thì ngưng thi công từ 12.2018 do vướng mắc nguồn vốn. Hồi tháng 7.2023, cầu này tái thi công trở lại sau 4 năm ngưng trệ.

Cầu Phước Khánh khởi công 8/2015, dài 3,1 km, nhịp chính dài 300 m, bắc qua sông Lòng Tàu. Cầu rộng 21,7 m và nối huyện Cần Giờ (TP HCM) với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai). Hai trụ cầu cao 135 m, có độ tĩnh không 55 m, cho những tàu có trọng tải dưới 50.000 tấn di chuyển trên sông Soài Rạp và Lòng Tàu đến cảng biển ở TP HCM. Công trình vẫn ngưng thi công hơn 3 năm nay.

Có kích thước và kết cấu tương tự cầu Bình Khánh, cầu Phước Khánh vượt sông Lòng Tàu nối huyện Cần Giờ (TPHCM) với huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) cũng chưa liền nhịp. Cầu Phước Khánh khởi công 8.2015 đạt 80% tiến độ và ngưng thi công 4 năm qua.

Nối giữa cầu Bình Khánh và Phước Khánh là đoạn cao tốc dài 4,7 km gồm cầu qua sông Chà và cầu cạn đi qua huyện Cần Giờ đã hoàn thành thi công từ tháng 8.2017. Đây là gói thầu “cán đích” sớm nhất trong toàn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Nối giữa cầu Bình Khánh và Phước Khánh là đoạn cao tốc dài 4,7 km gồm cầu qua sông Chà và cầu cạn đi qua huyện Cần Giờ đã hoàn thành thi công từ tháng 8.2017. Đây là gói thầu cán đích sớm nhất trong toàn tuyến cao tốc.

Phần cao tốc Bến Lức - Long Thành đi qua tỉnh Đồng Nai dài 27 km, một số đoạn chạy qua các vùng địa chất phức tạp, có nhiều sông ngòi, sình lầy.

Phần cao tốc Bến Lức - Long Thành đi qua tỉnh Đồng Nai dài 27 km, một số đoạn chạy qua các vùng địa chất phức tạp, có nhiều sông ngòi, sình lầy.

Trên công trường thi công tại gói thầu A7 (thuộc các gói phía Đông của dự án Bến Lức - Long Thành, đoạn qua tỉnh Đồng Nai) hồi tháng 9. Nhiều cán bộ kỹ sư, công nhân đang làm việc miệt mài, nhà thầu cũng bố trí nhiều mũi thi công tại khu vực trạm thu phí.

Nhiều cán bộ kỹ sư, công nhân đang làm việc miệt mài thi công tại gói thầu A7 (thuộc các gói phía Đông của dự án, đoạn qua tỉnh Đồng Nai). Gói thầu A7 hiện còn hơn 20% khối lượng công việc, dự kiến hoàn thành trong năm 2023.

Cao tốc lớn nhất miền Nam dự kiến hoàn thành năm 2019, song ba năm qua phải dừng thi công do khó khăn về nguồn vốn, chính sách. Nhà đầu tư sau đó xin lùi thời gian hoàn thành dự án đến năm 2023 và mới đây nhất là quý 3/2025.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành khởi công năm 2014, dự kiến hoàn thành năm 2019, song ba năm qua phải dừng thi công do khó khăn về nguồn vốn, chính sách. Nhà đầu tư sau đó xin lùi thời gian hoàn thành dự án đến năm 2023 và mới đây nhất là quý 3.2025.

Cao tốc lớn nhất miền Nam dự kiến hoàn thành năm 2019, song ba năm qua phải dừng thi công do khó khăn về nguồn vốn, chính sách. Nhà đầu tư sau đó xin lùi thời gian hoàn thành dự án đến năm 2023 và mới đây nhất là quý 3.2025. Hiện nay, 4 gói thầu đã cơ bản hoàn thành, 3 gói thầu đang xây dựng.

Dự án gồm 11 gói thầu xây lắp chính, chia thành 3 đoạn đầu tư độc lập. Hiện nay, 4 gói thầu đã cơ bản hoàn thành, 3 gói thầu đang xây dựng, 4 gói thầu chấm dứt hợp đồng từ năm 2019 và đang được đấu thầu lại.

Đây là công trình trọng điểm quốc gia, giúp kết nối mạng lưới cao tốc, quốc lộ, hệ thống cảng biển, sân bay Long Thành. Dự án khi hoàn thành sẽ giảm ùn tắc trên quốc lộ 1, 51, rút ngắn thời gian từ Long An đi TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, tạo đà phát triển cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuyến đường dự kiến hoàn thành vào tháng 9.2025.

Đây là công trình trọng điểm quốc gia, giúp kết nối mạng lưới cao tốc, quốc lộ, hệ thống cảng biển, sân bay Long Thành. Dự án khi hoàn thành sẽ giảm ùn tắc trên Quốc lộ 1, 51, rút ngắn thời gian từ Long An đi TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, tạo đà phát triển cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam...

Lượt xem: 4
Nguồn:laodong.vn Sao chép liên kết