• :
  • :

Núi đồi tan hoang ven tuyến đường 164 tỉ dùng vật liệu bất hợp pháp

Phú Thọ - Nhiều diện tích đồi núi ven tuyến đường trị giá hơn 164 tỉ đồng tại huyện Thanh Sơn đã bị đào bới tan hoang.

Liên quan đến vụ việc dự án Cải tạo, nâng cấp đường giao thông kết nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 70B của tỉnh Phú Thọ đi Hòa Bình, dự án trị giá hơn 164 tỉ đồng sử dụng vật liệu được khai thác trái phép để thi công công trình mà Báo Lao Động phản ánh, theo ghi nhận thực tế, ngoài vị trí khai thác đất trái phép đã được làm rõ, còn rất nhiều diện tích đất đồi rừng khác nằm ven tuyến đường này đã bị đào bới nham nhở.

Báo Lao Động đã có nhiều bài viết về việc dự án Cải tạo, nâng cấp đường giao thông kết nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 70B của tỉnh Phú Thọ đi Hòa Bình sử dụng đất được khai thác trái phép để thi công công trình.

Tiếp tục ghi nhận thực tế, phóng viên phát hiện có rất nhiều đồi, rừng nằm ven dự án 164 tỉ đồng này trước đó đã bị đào bới tan hoang.

Tiếp tục ghi nhận thực tế, phóng viên phát hiện có rất nhiều đồi, rừng nằm ven dự án 164 tỉ đồng này trước đó đã bị đào bới tan hoang.

Theo thống kê, tại xã Tinh Nhuệ (huyện Thanh Sơn), vẫn còn hàng chục điểm khác nằm ven tuyến đường dự án trị giá hơn 164 tỉ đồng này đã bị đào bới nham nhở bởi các vết máy múc.

Theo thống kê, tại xã Tinh Nhuệ (huyện Thanh Sơn), có trên 10 vị trí đã bị đào bới nham nhở bởi các vết máy múc.

Ghi nhận của phóng viên cho thấy, ven tuyến đường dự án đoạn qua xóm Sính, xóm Tân, Xóm Viết, Xóm Lăng Mái... của xã Tinh Nhuệ có hàng chục vị trí đã bị san hạ cốt nền, quy mô từ nhỏ cho đến lớn, chủ yếu là những quả đồi thấp. Hàng loạt những quả đồi này được san hạ cốt nền cách đây chưa lâu, vết đất còn rất mới, cỏ dại chưa “kịp” mọc.

Tất cả đều nằm ven tuyến đường dự án, đoạn qua các xóm: Sinh, Tân, Viết, Lăng Mái... của xã Tinh Nhuệ. Có quy mô từ nhỏ cho đến lớn, đã được san hạ cốt nền cách đây chưa lâu, vết đất còn rất mới, cỏ dại chưa “kịp” mọc.

Với hoạt động san hạ cốt nền, mục tiêu “chuẩn” là để đạt được cao độ, độ sâu phù hợp với mục đích sử dụng đất. Sau hoạt động san hạ cốt nền, chủ sử dụng đất sẽ có mặt bằng để xây nhà (đất ở), trồng trọt (đất vườn, đất rừng), hoặc đảm bảo an toàn nếu có nguy cơ sạt lở.... Tuy nhiên, việc san hạ cốt nền tại nơi này đa phần là múc đất chở đi, để lại những quả đồi nham nhở.

Với hoạt động san hạ cốt nền, mục tiêu “chuẩn” là để đạt được cao độ, độ sâu phù hợp với mục đích sử dụng đất, chủ sở hữu đất sẽ có mặt bằng để xây nhà (đất ở), trồng trọt (đất vườn, đất rừng), hoặc đảm bảo an toàn nếu có nguy cơ sạt lở... Tuy nhiên, việc san hạ cốt nền tại nơi này đa phần là múc đất chở đi, để lại những quả đồi tan hoang.

Với nhiều quả đồi, việc hoàn nguyên gần như là điều không thể.

Với nhiều quả đồi, việc hoàn nguyên gần như là điều không thể.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Hà Mạnh Tưởng - Chủ tịch UBND xã Tinh Nhuệ cho biết, từ khi dự án Cải tạo, nâng cấp đường giao thông kết nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 70B của tỉnh Phú Thọ đi Hòa Bình được khởi công, trên địa bàn xã chỉ có duy nhất 1 điểm san hạ cốt nền được các cấp có thẩm quyền cho phép tại xóm Mới, xã Tinh Nhuệ.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Hà Mạnh Tưởng - Chủ tịch UBND xã Tinh Nhuệ cho biết, từ khi dự án nêu trên được khởi công, trên địa bàn xã chỉ có duy nhất 1 điểm san hạ cốt nền mới đây được các cấp có thẩm quyền cho phép (tại xóm Mới, xã Tinh Nhuệ).

Điều đó có nghĩa là hàng chục điểm san hạ cốt nền mà phóng viên ghi nhận ở trên đều là trái phép.

Điều đó có nghĩa là hàng chục điểm san hạ cốt nền mà phóng viên ghi nhận ở trên đều đã hoạt động trái phép.

Trước đó, Báo Lao Động có bài viết “Sau phản ánh, dự án 164 tỉ đồng ở Phú Thọ vẫn sử dụng vật liệu bất hợp pháp“, phản ánh về tình trạng khai thác đất trái phép tại xóm Sính, xã Tinh Nhuệ chở đất vào dự án nêu trên để thi công nền đường.

Trước đó, Báo Lao Động có bài viết “Sau phản ánh, dự án 164 tỉ đồng ở Phú Thọ vẫn sử dụng vật liệu bất hợp pháp“, phản ánh về tình trạng khai thác đất trái phép tại xóm Sính, xã Tinh Nhuệ để chở đất vào dự án.

Về việc này, theo ông Hà Mạnh Tưởng: “UBND xã đã lập biên bản, yêu cầu dừng hoạt động. Tuy nhiên, sau đó những người này (những người khai thác và vận chuyển đất vào dự án) vẫn ngoan cố thực hiện hành vi trái phép“.

Về việc này, theo ông Hà Mạnh Tưởng: “UBND xã đã lập biên bản, yêu cầu dừng hoạt động. Tuy nhiên, sau đó những người này (những người khai thác và vận chuyển đất vào dự án) vẫn ngoan cố thực hiện hành vi trái phép“.

Đáng nói hơn, đây không phải là lần đầu tiên dự án trị giá 164 tỉ đồng này sử dụng nguồn đất được khai thác trái phép để thi công công trình.

Đáng nói hơn, đây không phải là lần đầu tiên dự án trị giá 164 tỉ đồng này sử dụng nguồn đất được khai thác trái phép để thi công công trình. Từ ngày 3.8.2022, Báo Lao Động đã có bài viết “Phú Thọ: Đất tặc công khai “tiếp tay” dự án đường trăm tỉ” và sau đó là 1 loạt bài viết phản ánh về tình trạng này tại xóm Liệm, xã Lương Nha, huyện Thanh Sơn.

Đáng nói hơn, đây không phải là lần đầu tiên dự án trị giá 164 tỉ đồng này sử dụng nguồn đất được khai thác trái phép để thi công công trình. Từ ngày 3.8.2022, Báo Lao Động đã có bài viết “Phú Thọ: Đất tặc công khai “tiếp tay” dự án đường trăm tỉ” và sau đó là 1 loạt bài viết phản ánh về tình trạng khai thác, vận chuyển đất trái phép vào dự án nêu trên, tại đoạn thi công qua địa phận xóm Liệm, xã Lương Nha, huyện Thanh Sơn. Cho đến nay, taluy đất tại xóm Liệm vẫn chưa được hoàn nguyên.

Hàng nghìn mét khối đất rừng tại xóm Liệm đã mãi mãi mất đi.

Theo tìm hiểu của phóng viên, dự án nêu trên có tổng mức đầu tư hơn 164 tỉ đồng, do UBND huyện Thanh Thủy làm chủ đầu tư, đang thi công trên địa bàn huyện Thanh Sơn; trúng thầu và thi công là Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập.