• :
  • :

Hiện trạng dự án hồi sinh các dòng sông nội đô Hà Nội sắp vận hành

Hà Nội - Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá dự kiến vận hành thử nghiệm quý 2/2024 và hoàn thành vào năm 2025, kỳ vọng hồi sinh những dòng sông ô nhiễm giữa lòng thành phố.

Hiện trạng dự án hồi sinh các dòng sông nội đô Hà Nội sắp vận hành

Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (Thanh Trì, Hà Nội) đã cơ bản hoàn thành sau hơn 7 năm thi công. Ảnh: H.Chánh

Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá là một trong những dự án quy mô lớn nhất và mang tính cấp bách của Hà Nội về xử lý nước thải.

Dự án không chỉ có ý nghĩa đối với việc đạt chỉ tiêu xử lý nước thải, phục vụ gần một triệu dân 6 quận và huyện Thanh Trì mà còn góp phần làm sạch các con sông quan trọng của Thủ đô như sông Tô Lịch, Lừ, Sét.

Công trình có tổng mức đầu tư hơn 16.000 tỉ đồng, khởi công tháng 10.2016, dự kiến hoàn thành sau 3 năm, nhưng phải lùi 2 lần sang năm 2022 và mốc mới nhất là 2025.

Dự án bao gồm Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (huyện Thanh Trì) công suất 270.000 m3/ngày đêm và hệ thống cống thu gom, cống bao, hệ thống cống đầu nối dọc 2 bờ sông Tô Lịch, sông Lừ, quận Hà Đông (Hà Nội) và khu đô thị mới, với tổng chiều dài cống các loại khoảng 53 km.

Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá có 35 gói thầu lớn nhỏ nhưng công tác triển khai thi công, xây dựng tập trung vào 4 gói thầu, đấu thầu quốc tế số 1, 2, 3, 4 và gói thầu dịch vụ tư vấn.

Đến nay, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đã hoàn thành 97% khối lượng, dự kiến vận hành thử trong quý 2/2024, đi vào hoạt động chính thức trong năm 2025.

Gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính đến nay đã đạt 90% tiến độ.

Gói thầu số 3 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Lừ mới chỉ đạt khoảng 10% khối lượng. Gói thầu số 4 xây dựng hệ thống cống cho một phần khu vực Hà Đông và khu đô thị đạt khoảng 16% khối lượng.

Thị sát công trường xây dựng hệ thống cống bao sông Lừ và nhà máy xử lý nước thải hôm 28.2, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đánh giá, việc hai gói thầu số 3 và 4 thi công chậm trễ ảnh hưởng tiến độ thu gom và chỉ tiêu xử lý nước thải của nhà máy.

Do đó, ông Đinh Tiến Dũng đề nghị UBND thành phố chỉ đạo chủ đầu tư phối hợp các sở, ngành chấm dứt hợp đồng gói thầu số 3, sớm đấu thầu lựa chọn nhà thầu khác ngay trong năm nay; đẩy nhanh tiến độ thi công gói thầu số 4, đảm bảo hoàn thành dự án vào năm 2025.

Một số hình ảnh Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá:

Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì) khởi công xây dựng tháng 10/2016 với công suất 270.000 m3 nước thải sinh hoạt mỗi ngày. Dự án sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản (JICA) với tổng mức đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng, trong đó vốn vay chiếm trên 84%.

Gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá có công suất 270.000 m3 một ngày đêm đạt 97% khối lượng. Nhà máy dự kiến vận hành thử quý 2 năm nay và hoàn thành năm 2025, phục vụ xử lý nước thải của các quận Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai, Hà Đông và huyện Thanh Trì. Ảnh: H.Chánh

Khu vực đặt các bể phản ứng bùn hoạt tính. Nhà máy không sử dụng hóa chất xử lý bùn, mà xử lý bằng vi sinh. Công nghệ này khá phổ biến và đã áp dụng tại nhà máy xử lý nước thải Hòa Lạc.

Khu vực đặt các bể phản ứng bùn hoạt tính. Nhà máy không sử dụng hóa chất xử lý bùn, mà xử lý bằng vi sinh. Công nghệ này khá phổ biến và đã áp dụng tại nhà máy xử lý nước thải Hòa Lạc. Ảnh: H.Chánh

Nhà thầu hoàn thành hạng mục bể lắng thứ cấp gồm 24 bể có tác dụng tách bùn và nước. Có nhiều bể đã được bơm kín nước để thử nghiệm. Nước khi lắng sẽ nổi lên và đi ra khỏi nhà máy, còn bùn được bơm ngược trở lại nhà xử lý bùn để cô đặc rồi mới chuyển đi.

Nhà thầu hoàn thành hạng mục bể lắng thứ cấp gồm 24 bể có tác dụng tách bùn và nước. Có nhiều bể đã được bơm kín nước để thử nghiệm. Nước khi lắng sẽ nổi lên và đi ra khỏi nhà máy, còn bùn được bơm ngược trở lại nhà xử lý bùn để cô đặc rồi mới chuyển đi. Ảnh: H.Chánh

Vị trí đặt bể lọc cao tải. Đây được xem là hạng mục đặc biệt giúp nhà máy có thể xử lý với công suất gấp đôi khi trời mưa. Ông Tadao Koizumi, Giám đốc dự án, cho biết bình thường nhà máy chỉ xử lý 270.000 m3 nhưng khi có mưa công suất có thể tăng lên tới 480.000 m3 với công nghệ của Nhật Bản. Lúc đó nước được dẫn trực tiếp qua bể lọc cao tải đạt chất lượng mới thải ra ngoài.

Vị trí đặt bể lọc cao tải. Đây được xem là hạng mục đặc biệt giúp nhà máy có thể xử lý với công suất gấp đôi khi trời mưa. Ảnh: H.Chánh

a

Hàng rào chắn trên đường Nguyễn Xiển được dựng lên hồi tháng 10.2022 để phục vụ gói thầu số 2 - xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính. Lô cốt chiếm 1/2 lòng đường khiến tuyến đường thường xuyên ùn tắc. Ảnh: H.Chánh

a

Gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính đến nay đã hoàn thành 90% tiến độ. Ảnh: H.Chánh

a\Trong khi đó, gói thầu số 3 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Lừ mới chỉ đạt khoảng 10% khối lượng. Thành phố đã chấp thuận chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công gói thầu này và tổ chức đấu thầu lại, dự kiến tiếp tục thi công từ quý 4/2024. Ảnh: H.Chánh

Thị sát công trường xây dựng hệ thống cống bao sông Lừ và nhà máy xử lý nước thải hôm 28.2, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị UBND thành phố chỉ đạo chủ đầu tư phối hợp các sở ngành chấm dứt hợp đồng gói thầu số 3, sớm đấu thầu lựa chọn nhà thầu khác ngay trong năm nay; đẩy nhanh tiến độ thi công gói thầu số 4, đảm bảo hoàn thành dự án vào năm 2025.

Hàng loạt lô cốt trên đường Vũ Trọng Khánh dựng lên phục vụ thi công gói thầu số 4 - xây dựng hệ thống cống cho một phần khu vực Hà Đông và khu đô thị mới. Hiện gói thầu này mới chỉ đạt khoảng 16% khối lượng. Ảnh: H.Chánh

Dự án không chỉ có ý nghĩa đối với việc đạt chỉ tiêu xử lý nước thải, phục vụ gần một triệu dân 6 quận và huyện Thanh Trì mà còn góp phần làm sạch các con sông quan trọng của Thủ đô như Tô Lịch, Lừ, Sét. Ảnh: H.Chánh

Dự án hoàn thành góp phần làm sạch các con sông quan trọng của Thủ đô như Tô Lịch, Lừ, Sét. Ảnh: H.Chánh

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...