• :
  • :

Các trường hợp bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bộ Nội vụ đã nêu một số hành vi cụ thể bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Các trường hợp bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bộ Nội vụ đã nêu rõ một số hành vi cụ thể bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn

Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); khiếu nại, tố cáo về BHXH và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH.

Theo dự thảo, một số trường hợp cụ thể bị coi là trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN, bao gồm:

Không đăng ký đóng bảo hiểm cho phần tiền lương thực tế nhưng không ghi trong sổ sách kế toán.

Sử dụng giấy tờ giả hoặc thông tin sai sự thật để được tạm dừng đóng bảo hiểm.

Dự thảo cũng nêu rõ trường hợp không bị coi là trốn đóng, bao gồm:

Doanh nghiệp đăng ký tham gia muộn vì sự cố khách quan bất khả kháng, đã nỗ lực khắc phục nhưng không thể tránh được.

Doanh nghiệp không đóng hoặc đóng thiếu do sự cố khách quan tương tự và đã áp dụng mọi biện pháp trong khả năng cho phép.

Cũng theo dự thảo, hàng tháng, Giám đốc cơ quan BHXH quản lý trực tiếp đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTN xác định đối tượng chậm đóng, trốn đóng; gửi văn bản yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc, BHTN trong thời hạn 10 ngày đầu tháng.

Trường hợp vi phạm được phát hiện ngoài các hình thức chậm, trốn đóng khác, giám đốc cơ quan BHXH gửi văn bản yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc, BHTN trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm hoặc tiếp nhận thông tin vi phạm bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

Trước ngày 15 của tháng đầu quý, cơ quan BHXH cấp tỉnh gửi thông tin về người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng tính đến hết ngày cuối quý, kết quả xử lý, đề xuất xử lý theo thứ tự, phù hợp với thẩm quyền như sau: BHXH Việt Nam, Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh.

Trước ngày 15.7 và 15.1 hằng năm, BHXH Việt Nam gửi thông tin về người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng lần lượt tính đến hết ngày 30.6, 31.12 hàng năm, kết quả xử lý, đề xuất xử lý theo thứ tự, phù hợp với thẩm quyền như sau: cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, BHTN ở Trung ương, Bộ Nội vụ.

Cơ quan BHXH báo cáo về người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng đột xuất với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Lượt xem: 6
Nguồn:laodong.vn Sao chép liên kết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...