• :
  • :

Khách Việt trầm trồ vì nắp cống ở Nhật Bản tinh xảo như tranh điêu khắc

Trong chuyến du lịch Nhật Bản, nữ du khách Việt ấn tượng với những chiếc nắp cống đẹp như tranh, dù chúng từng gắn với hình ảnh xấu xí, bốc mùi hôi...

Những chiếc nắp cống đẹp như tranh ở xứ sở hoa anh đào nổi tiếng đến mức xuất hiện trong nhiều ấn phẩm quảng bá du lịch, các món ăn, quà lưu niệm và người Nhật thậm chí còn tổ chức lễ hội nắp cống.

Minh Tân, đến từ Hải Dương, hiện du học tại Hàn Quốc, bày tỏ: "Khi chưa tới thăm Nhật Bản, tôi từng đọc được bài viết của một bạn viết về những nắp cống có nhiều hình thù thú vị ở đây. Tuy nhiên, khi ấy, tôi cũng chưa tin lắm. Tới khi được chứng kiến tận mắt trong chuyến du lịch lần này, tôi quá bất ngờ".

Nắp cống có tạo hình thú vị ở Nhật Bản. Ảnh: NVCC

Nữ du khách dùng một từ để bộc lộ cảm xúc của mình: "Tôi thấy thật "wow", đất nước Nhật Bản tỉ mỉ từng chi tiết giống như những gì tôi từng đọc".

Những chiếc nắp cống tạo hình ở xứ sở hoa anh đào được các thành phố lắp vào khoảng đầu những năm 1980. Ý tưởng ban đầu xuất phát từ Yasutake Kameda, một cựu nhân viên Bộ Xây dựng Nhật Bản.

Thời đó, các hố ga và nắp cống ở Nhật Bản bị coi là xấu xí kèm theo mùi hôi thối. Ông Yasutake nảy ra ý tưởng biến hoa văn trên nắp cống trở thành tác phẩm nghệ thuật sống động.

Ở Nhật Bản còn có Hiệp hội Nắp cống nghệ thuật Nhật Bản với gần hơn 11.000 mẫu thiết kế, tính đến năm 2020 trên khoảng 1.700 thành phố, thị trấn, làng xóm...

Nữ du khách Việt bất ngờ với sự tỉ mỉ của xứ sở hoa anh đào. Ảnh: NVCC

Nữ du khách Việt bất ngờ với sự tỉ mỉ của xứ sở hoa anh đào. Cần nhìn vào nắp cống, người Nhật Bản và cả khách du lịch sẽ biết họ đang ở vùng nào Ảnh: NVCC

Người bạn đi cùng Minh Tân giải thích cho tôi là nắp cống ở mỗi thành phố sẽ có hình khác nhau. Thông thường, trên mỗi chiếc nắp cống thường khắc tên thành phố cùng các hình ảnh tượng trưng cho thành phố đó.

Trong số những chiếc nắp cống bắt gặp trên đường đi dạo ở Nhật Bản, nữ du học sinh thấy thích thú nhất với chiếc nắp cống in hình lâu đài Osaka. Đây vốn là điểm du lịch nổi tiếng với vẻ đẹp cổ kính tọa lạc ở khu Chūō-ku, thành phố Osaka, tỉnh Osaka.

Nắp cống tạo hình lâu đài Osaka. Ảnh: NVCC

Nắp cống tạo hình lâu đài Osaka. Ảnh: NVCC

Vào năm 1583, vị lãnh chúa Toyotomi Hideyoshi đã cho xây dựng lâu đài Osaka trên nền nền của ngôi đền Ishiyama Honganji đã bị phá hủy. Qua thời gian, lâu đài này vẫn tráng lệ và thu hút đông du khách.

"Tôi nghĩ chiếc nắp cống khắc hình lâu đài Osaka sắc màu này là một biểu tượng đậm chất xứ sở hoa anh đào. Ngày hôm đó, tôi định ghé thăm lâu đài nhưng do trời mưa quá nên tôi không thể thực hiện đúng kế hoạch đề ra.

Tôi thấy tiếc nuối nhưng trên đường đi về, tôi chợt nhìn thấy chiếc nắp cống này. Một kỉ niệm nho nhỏ như vậy khiến tôi cảm thấy yêu thích thêm đất nước mình đang ghé thăm", Minh Tân chia sẻ.

Bên cạnh đó, chiếc nắp cống tạo hình con vịt vàng - biểu tượng của Bảo tàng mì ăn liền ở Osaka - cũng khiến Minh Tân và nhóm bạn hào hứng và chụp ảnh check-in.

Thành lập năm 1999, Bảo tàng Mì ăn liền Yokohama (Cupnoodles Museum) là nơi du khách có thể tìm hiểu về lịch sử của mì ăn liền ở Nhật Bản. Bảo tàng trưng bày hơn 800 sản phẩm mì ly trên toàn thế giới, kể lại câu chuyện về hành trình tạo ra những gói mì đầu tiên của ông Ando Momofuku - người được mệnh danh là "cha đẻ của mì ăn liền".

Chiếc nắp cống có màu sắc rực rỡ, bắt mắt ở . Ảnh: NVCC

Chiếc nắp cống có màu sắc rực rỡ, bắt mắt ở Bảo tàng Mì ăn liền Cup Noodles Museum. Ảnh: NVCC

Minh Tân tới thăm Bảo tàng Mì ăn liền thú vị. Ảnh: NVCC

Minh Tân chụp ảnh check-in ở Bảo tàng Mì ăn liền thú vị. Ảnh: NVCC

Bên trong Bảo tàng Mì ăn liền. Ảnh: NVCC

Bên trong Bảo tàng Mì ăn liền. Ảnh: NVCC

Tại bảo tàng này, du khách sẽ được tự mình tạo ra những ly mì ăn liền độc đáo, riêng biệt, từ khâu vẽ, thiết kế ly cho đến khâu chọn nước dùng và kết hợp các nguyên liệu để có một phần mì ngon lành.

Minh Tân bày tỏ: "Tôi thấy đây là một trải nghiệm đáng thử khi đến thăm thành phố Osaka. Khi đến Bảo tàng mì ăn liền, tôi rất đỗi ngạc nhiên vì không ngờ trên thế giới lại có nhiều loại mì như thế. Bên cạnh đó, ở bảo tàng, chúng tôi còn được trải nghiệm vẽ hình mình muốn lên ly mì, và lấy mì, chọn các topping vào hộp mì của mình, rồi đóng gói, hút chân không".