• :
  • :

Hiện trạng dòng sông chảy qua Hà Nội đang ở "đáy" của sự sống

Hà Nội - Cuộc sống của người dân sinh sống hai bên bờ sông Đáy đoạn qua huyện Hoài Đức nhiều năm qua bị đảo lộn do mùi hôi thối, ô nhiễm của nguồn nước.

Sông Đáy có chiều dài khoảng 240km là phân lưu của sông Hồng chảy qua Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ tại Cửa Đáy.

Sông Đáy có chiều dài khoảng 240km là phân lưu của sông Hồng chảy qua Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ tại Cửa Đáy.

Những dòng sông không tôm cá, được coi như sông chết chảy trên địa bàn Hà Nội đang là nỗi nhức nhối về vấn đề môi trường và tiềm ẩn nhiều tiêu cực đến sức khỏe người dân.

Sông Đáy đoạn chảy qua Hà Nội bắt nguồn từ xã Vân Nam (huyện Phúc Thọ), chảy qua các quận, huyện: Hoài Đức, Quốc Oai, Hà Đông, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa đến xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức). Trong ảnh sông Đáy chảy qua xã Vân Côn (huyện Hoài Đức).

Lục bình

Nhiều năm qua, người dân xã Vân Côn thường hay gọi sông Đáy là "dòng sông chết" bởi tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Theo ghi nhận của Lao Động các ngày cuối tháng 12.2023, nước thải chưa qua xử lý đổ thẳng xuống dòng sông đoạn cầu Gồ (xã Vân Côn, Hoài Đức).

Csc

Bèo tây, rác thải ngập ngụa dưới lòng sông... Dù đứng xa dòng sông hàng trăm mét nhưng vẫn ngửi thấy mùi hôi thối nồng nặc.

Những vườn rau bên cạnh dòng nước ô nhiễm nặng không tôm cá tại địa phận xã Vân Côn.

Những vườn rau bên cạnh dòng nước ô nhiễm nặng tại địa phận xã Vân Côn.

Hơn 70 năm sống ven sông Đáy nhưng chưa khi nào ông Nguyễn Đức Quyền (thôn Quyết Tiến, xã Vân Côn, huyện Hoài Đức) lại chứng kiến dòng sông đoạn chảy qua địa bàn thôn ô nhiễm như những năm qua. Ông Quyền kể, hồi những năm 1995 - 1996, nước sông còn trong, sạch. Thanh niên trong làng thường rủ nhau xuống tắm sông vào mỗi buổi chiều. Nhiều hộ dân sống bám ven sông, sống bằng nghề đánh cá.

Hơn 70 năm sống ven sông Đáy nhưng chưa khi nào ông Nguyễn Đức Quyền (thôn Quyết Tiến, xã Vân Côn, huyện Hoài Đức) lại chứng kiến dòng sông đoạn chảy qua địa bàn thôn ô nhiễm như những năm qua. Ông kể gần 30 năm trước, người dân vẫn gánh nước sông Đáy về tắm giặt, phục vụ sinh hoạt trong gia đình.

“Khoảng 15 năm nay, nước sông dần trở nên ô nhiễm nặng, không thể sử dụng để tưới tiêu cho nông nghiệp. Dân phải bơm nước giếng khoan để tưới cho hoa màu“, ông Quyền cho hay.

"Từ những năm 90 trở lại đây, nước sông đen ngòm, bốc mùi hôi tanh lan tỏa ra khắp cả xã, cá chết đằng cá, vịt ngan không dám xuống sông bơi lội. Nguồn nước không thể sử dụng để tưới tiêu cho nông nghiệp, dân phải bơm nước giếng khoan để tưới cho hoa màu" - ông Quyền nói và cho biết, đang thời điểm dịch sốt xuất huyết, đây là nguồn ô nhiễm khiến ruồi muỗi có chỗ sinh sản, người dân thêm lo lắng.

Theo kết quả quan trắc được Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) công bố năm 2020, sông Nhuệ - Đáy có chất lượng môi trường nước kém nhất trong năm lưu vực sông ở miền Bắc. Trong 185 điểm quan trắc của năm lưu vực có 15 điểm ô nhiễm, riêng sông Nhuệ - Đáy chiếm 13 điểm.

Theo kết quả quan trắc được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2020, sông Nhuệ - Đáy có chất lượng môi trường nước kém nhất trong năm lưu vực sông ở miền Bắc. Trong 185 điểm quan trắc của năm lưu vực có 15 điểm ô nhiễm, riêng sông Nhuệ - Đáy chiếm 13 điểm.

Bộ TNMT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt lưu vực sông Nhuệ - Đáy nhằm quản lý, ngăn chặn, hạn chế, tiến tới chấm dứt tình trạng ô nhiễm môi trường lưu vực sông.  Ngoài ra, cơ quan này cũng kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương tiếp tục triển khai, thực hiện kiểm soát nguồn thải vào lưu vực sông, triển khai các dự án khắc phục ô nhiễm môi trường.

Liên quan đến tình trạng ô nhiễm sông Đáy, Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây cho biết sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt lưu vực sông Nhuệ - Đáy nhằm quản lý, ngăn chặn, hạn chế, tiến tới chấm dứt tình trạng ô nhiễm môi trường lưu vực sông. Ngoài ra, cơ quan này cũng kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương tiếp tục triển khai, thực hiện kiểm soát nguồn thải vào lưu vực sông, triển khai các dự án khắc phục ô nhiễm môi trường...

Lượt xem: 7
Nguồn:laodong.vn Sao chép liên kết